Hiện nay do nhu cầu thị trường về tiêu thụ rau sạch càng lớn, càng đòi hỏi người nông dân phải có những phương pháp trồng rau sạch tiên tiến nhất. Hiện nay mô hình nhà lưới trồng rau an toàn được ứng dụng khá phổ biến. Hãy cùng Lợi Dân tìm hiểu những lợi ích sẽ mang lại cho người nông dân nhé.

1. Ưu điểm trồng rau trong nhà lưới

Trồng rau an toàn bằng mô hình nhà lưới mang tới nhiều ưu điểm vượt trội so với kiểu trồng rau truyền thống và các mô hình rau sạch khác. Cụ thể:

Nhà lưới trồng rau sạch ở Đà Lạt

Nhà lưới có thể ứng dụng cho mọi quy mô:

Việc lắp đặt hệ thống nhà lưới trồng rau sạch khá linh hoạt, do đó có thể phù hợp với nhiều quy mô canh tác cây trồng từ nhỏ cho đến lớn. Đây cũng chính là một trong những ưu thế mà mô hình này mang lại so với các phương pháp khác.

Khả năng phòng, chống sâu bệnh tốt:

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bởi sâu bệnh là mối đe dọa lớn nhất đến năng suất và chất lượng rau sạch. Nhà lưới có khả năng ngăn côn trùng cũng như sâu bệnh hại rau. Từ đó giảm được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tăng độ an toàn cho rau sạch.
Phù hợp với khí hậu nước ta: Trồng rau trong nhà lưới có thể hạn chế hư hại rau do mưa gió, bảo vệ rau trồng khỏi tác động của thời tiết, tránh mưa làm dập nát lá rau… Điều này phù hợp với khí hậu nóng ẩm và thường xuyên thay đổi của nước ta.

Có thể trồng đa dạng cây trồng:

Nhà lưới trồng rau có thể được áp dụng rộng rãi với nhiều loại rau củ quả khác nhau, với những giống hoa, cây ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch. Điều này giúp bạn có thể tận dụng triệt để quỹ đất vốn có.

Độ bền lên tới 20 năm:

Với những mô hình nhà lưới có kết cấu được thiết kế và gia công lắp đặt tốt. Nó có thể duy trì tuổi thọ kéo dài đến 10 hay 20 năm và chất lượng công trình được đảm bảo.

Giảm nhân công:

Ngoài ra, việc ứng dụng hệ thống tưới tiêu hay ánh sáng tự động hoặc bán tự động trong nhà lưới có thể làm giảm công lao động đáng kể, giúp người trồng trọt bớt vất vả khi canh tác trên quy mô lớn.

2. Những yêu cầu về đặc tính kỹ thuật của mô hình nhà lưới

Ở đây chúng tôi nói về yêu cầu đặc tính kỹ thuật đối với mô hình nhà lưới kín.

Đối với bộ khung nhà lưới:

Cột nhà lưới: Sử dụng thép mạ kẽm có độ bền cao có dạng tròn hoặc hộp độ dày từ 2 ly (mm) trở lên tùy thuộc vào chiều cao nhà, bước gian, chiều rộng nhà

Cột nhà lưới trồng rau sạch

Trụ móng: Đúc bê tông vững chắc cao hơn bề mặt đất 20-30cm để bảo vệ phần chân cột. Khoảng cách giữa các trụ theo chiều ngang nhà lưới 2-3 m, theo chiều dọc từ 6-10m. Chiều cao cột từ 3-4m

Khung mái: Dạng mái vòm bằng hoặc vòm lệch (mái lệch). Giữa 2 phần lệch của 2 khung vòm là cửa thông gió rộng khoảng 40 – 50 cm được chắn bằng lưới chắn côn trùng. Sẽ giúp giảm diện tích bị nung nóng, phân tầng luồng không khí và điều tiết khí hậu trong môi trường nhà lưới. Khoảng cách giữa 2 thanh vòm từ khoảng 2-3m.

Khung mái được xây dựng bởi thanh sắt cong

Kết nối những thanh khung sườn bằng các thanh giằng hoặc co nối phức hợp chữ “Y” hoặc chữ “L” tạo thành một kết cấu chắc chắn có khả năng chịu lực tốt. Song song đó là khả năng lắp ráp 1 cách nhanh chóng và dễ dàng.
Cửa: Có thể làm cửa trượt hoặc cửa mở bằng khung thép.

Đối với hệ thống lưới:

Mô hình này sử dụng toàn bộ phần mái và tường bao xung quanh là lưới chắn côn trùng. Khung nhà có thể liên kết với lưới chắn côn trùng bằng nẹp và zigzag lò xo, hoặc dây kẽm để tăng độ chắc chắn. Lưới chắn côn trùng làm nhà lưới là loại lưới được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng. Tùy theo mục đích sử dụng có thể chọn lưới chắn côn trùng hoặc lưới UV.

Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:

Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp. Đặc biệt là các sản phẩm phục vụ nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Hiện tại, Giỏ sản phẩm Lợi Dân bao gồm:

[gmap-embed id=”2226″]

Trả lời