Năm 2021, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nhiều nước đối tác của Việt Nam. Ở trong nước, dịch Covid-19 đã và đang tác động nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, một số ngành, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trong đó có nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Đối với lĩnh vực xuất khẩu nông sản, một số doanh nghiệp đã chịu ảnh hưởng đến đơn hàng, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng về dịch vụ hậu cần thương mại logistics; các thị trường quốc tế đã xảy ra tình trạng thiếu nguồn hàng cung ứng, thiếu container rỗng, ứ đọng cục bộ vận tải do đường hàng không, đường thủy bị thu hẹp, thiếu hụt lao động, gây tác động tổn thương đến thương mại nông sản trên thị trường quốc tế.

Triển vọng ngành nông nghiệp Việt Nam

Năm 2020, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam chiếm 14,85% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước. Cùng năm, khu vực này ghi nhận mức tăng trưởng GDP đầu tiên trong vòng vài năm trở lại đây. Trước năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng đóng góp vào GDP ngày càng giảm do tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ của Việt Nam.

Sản xuất lúa gạo ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Sản xuất lúa gạo ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Việt Nam đã chuyển đổi từ một nước nhập khẩu ròng sang xuất khẩu ròng các sản phẩm nông nghiệp sau khi tự do hóa thương mại và cải cách nông nghiệp trong những năm 1980. Việt Nam đã trở thành một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu của nhiều mặt hàng quan trọng như gạo, cà phê, hạt tiêu và hạt điều. Ví dụ, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai sau Brazil. Mặt khác, với nhu cầu trong nước ngày càng tăng, nhập khẩu nông sản trong nước ngày càng tăng, trong đó trái cây tươi, hạt cây và rau tươi là những mặt hàng thực phẩm nhập khẩu hàng đầu tính theo giá trị vào năm 2020 .

Hỗ trợ tiêu thụ rau quả mùa dịch
Hỗ trợ tiêu thụ rau quả mùa dịch

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều tác động của các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, chẳng hạn như hạn hán hàng năm và tình trạng nhiễm mặn ngày càng gia tăng. Điều này ảnh hưởng đến việc sản xuất nhiều mặt hàng của nước này, trong đó có gạo, một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất. Sản lượng gạo sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long , khu vực trồng lúa chính của Việt Nam, đang giảm dần trong những năm gần đây. Do đó, chính phủ và nông dân đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để sản xuất nông nghiệp thích ứng với điều kiện khí hậu và đất đai đang dần bị suy thoái

Ảnh hưởng của dịch covid đến nông nghiệp Việt Nam

Tiêu thụ lúa gạo khó khăn

Hiện tại là thời điểm nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch lúa hè thu và dự kiến kéo dài cho đến tháng 9/2021 mới kết thúc mùa vụ. Với tổng diện tích sản xuất vụ hè thu hơn 58.900ha sẽ cho tổng sản lượng ước đạt 331.658 tấn. Tuy nhiên, một trong những khó khăn hiện nay chính là nhiều nơi lúa đã chín đầy đồng nhưng không có dịch vụ thu hoạch và thương lái đến thu mua lúa của nông dân. Trong khi đây là thời điểm thường xảy ra mưa to, gió lớn, nếu không tập trung thu hoạch nhanh lúa dễ bị đổ ngã gây thiệt hại và làm giảm năng suất. Cụ thể là hiện nay Bạc Liêu đang tập trung thu hoạch đứt điểm đợt 1 với tổng diện tích cần thu hoạch trên 11.280ha. Trong đó, TX. Giá Rai 1.000ha, huyện Phước Long 84ha, huyện Hồng Dân 1.394ha, huyện Hòa Bình 7.311ha và huyện Vĩnh Lợi 1.500ha.

Ảnh hưởng của Dịch covid đến nông nghiệp
Ảnh hưởng của Dịch covid đến nông nghiệp

Theo phản ánh của các địa phương, phần lớn diện tích được thu hoạch và bao tiêu lâu nay chủ yếu dựa vào các thương lái ngoài tỉnh. Vì vậy, với việc thực hiện giãn cách xã hội và cấm các phương tiện này nhập tỉnh đã làm cho việc thu hoạch, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nhất là thời gian tập trung thu hoạch đồng loạt như hiện nay. Bởi cả tỉnh chỉ có 253 máy gặt đập và con số này chỉ giải quyết được khoảng 50% nhu cầu, còn lại nhờ vào các dịch vụ máy gặt ngoài tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang…

Đảm bảo nguồn cung ứng nông nghiệp hiệu quả

Để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản và thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện nhiều giải pháp, nhằm góp phần duy trì sản xuất và đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng. Về tiêu thụ nông sản và chỉ đạo sản xuất trong mùa dịch COVID-19, ngành Nông nghiệp sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tạo điều kiện thuận lợi nhất để lưu thông hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nhanh chóng phục vụ cho sản xuất như: con giống, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và vật tư, thiết bị phục vụ duy trì sản xuất. Cùng với đó, Sở NN&PTNT đã thành lập Tổ công tác đặc biệt, thiết lập đường dây nóng và tạo nhóm liên Sở NN&PTNT với các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tổ công tác của Bộ NN&PTNT; nhóm của lãnh đạo Sở NN&PTNT với các Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố… phối hợp với Tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT, hướng dẫn kịp thời giúp lưu thông hàng hóa phục vụ tiêu dùng của Nhân dân.

Giải cứu nông sản bà con mùa dịch
Giải cứu nông sản bà con mùa dịch

 

Đồng thời, phối hợp với Sở Công thương, Viettel post; VN post Bạc Liêu hỗ trợ tạo điều kiện vận chuyển, tiêu thụ nông sản; các sở, ngành, đoàn thể trong tỉnh cũng đã hỗ trợ thu mua, tiêu thụ nông sản cho nông dân trước tình hình dịch bệnh COVID-19. Lập nhóm trên ZaLo, thành lập Tổ hỗ trợ, thông báo đường dây nóng… để tiếp nhận, xử lý khó khăn trong sản xuất, vận chuyển tiêu thụ nông sản như: thông tin, hướng dẫn và đăng ký giúp “luồng xanh” cho xe vận chuyển hàng hóa của cơ sở, doanh nghiệp; cung cấp danh sách đầu mối các chuỗi cung ứng hàng hóa; phối hợp xử lý một số trường hợp lưu thông qua các chốt kiểm soát… Riêng các địa phương thực hiện giãn cách xã hội xây dựng những trạm trung chuyển hàng hóa vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa..

Khơi thông làn xe luồng xanh cho sản xuất nông nghiệp
Khơi thông làn xe luồng xanh cho sản xuất nông nghiệp

Trước tình hình đó, để gỡ khó cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến và kinh doanh nông, lâm, thủy sản, UBND các cấp đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản; chỉ đạo Sở GTVT thực hiện nhanh việc cấp giấy nhận diện cho xe vận tải nông sản thông “luồng xanh”.  Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản thông báo rộng rãi đến các cơ sở doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đăng ký cấp giấy nhận diện thông qua Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:

Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phụ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như:

Mọi chi tiết Liên hệ: Hotline 028 7108 1616 hoặc Fanpage Sản Phẩm Lợi Dân