Hiện nay, khi thực phẩm càng ngày càng ô nhiễm thì rau sạch chính là sản phẩm rất được con người ưa chuộng. Nhu cầu sử dụng rau sạch của con người càng ngày càng tăng, cho nên việc mở rộng diện tích trồng rau an toàn trong nhà lưới là giải pháp được ưu tiên nhất hiện nay.

Nhà lưới là gì?

Nhà lưới là một hình thức công trình kiến trúc trong nông nghiệp hiện đại, được xây dựng bằng cách sử dụng khung kết cấu bằng thép đối với nhà lưới công nghệ cao hoặc bằng gỗ,  trụ bê tông đối với nhà lưới giá rẻ kết hợp với lưới chắn côn trùng để tạo ra một môi trường có lợi cho cây trồng bên trong. Nhà lưới đã được sử dụng rộng rãi và có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng khỏi các tác động tiêu cực từ côn trùng và môi trường bên ngoài.

Vai trò và tầm quan trọng của nhà lưới trong nông nghiệp hiện đại:

  • Bảo vệ cây trồng khỏi thời tiết bất lợi: Nhà lưới tạo ra một lớp che chắn bảo vệ cây trồng khỏi tác động của thời tiết xấu như mưa, gió, sương mù… Điều này giúp giảm nguy cơ tổn thất đối với cây trồng và đảm bảo sự ổn định trong năng suất cây trồng
  • Kiểm soát môi trường nội bộ: Nhà lưới cho phép kiểm soát các yếu tố môi trường quan trọng như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và thông gió. Điều này cho phép bà con tạo ra một môi trường lý tưởng cho cây trồng, tối ưu hóa quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng.
  • Phòng ngừa côn trùng và sâu bệnh hại: Nhà lưới cung cấp một rào cản vật lý giữa cây trồng và môi trường bên ngoài, ngăn ngừa khả năng xâm nhập của côn trùng và sâu bệnh hại. Điều này giúp giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật, từ đó đưa ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp sạch.
  • Mở rộng mùa vụ và nâng cao năng suất: Nhà lưới tạo ra một môi trường ổn định, khép kín và có thể kiểm soát được, cho phép chúng ta có thể thâm canh, tăng vụ giúp nông sản và thậm chí là các loại đặc sản có thể bán được quanh năm.
Làm nhà lưới trồng cây đơn giản
Làm nhà lưới trồng cây đơn giản

Tại các nước tiên tiến, mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới khá là phổ biến, tuy nhiên ở Việt Nam, Mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới chỉ được phát triển rộng rãi ở một số khu vực cao nguyên, có khí hậu tương đối ôn hòa, những vùng khác chỉ tập trung từng khu vực nhỏ lẻ.

Các loại nhà lưới

Nhà lưới trồng rau sạch khá đa dạng về kiểu dáng, tuy nhiên có 2 loại hình nhà lưới phổ biến nhất là nhà lưới Kín và nhà lưới hở, trong đó nhà lưới kín đòi hỏi kỹ thuật và đầu tư cao hơn hẳn so với nhà lưới hở

NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU SẠCH KÍN

  • Là loại nhà lưới được che phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập (chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được).
Nhà lưới trồng rau sạch giá rẻ
Nhà lưới trồng rau sạch giá rẻ

nhà lưới kín

  • Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao từ 3 – 4 m. Quy mô diện tích: theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác.

Ưu điểm

  • Ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn hơn.
  • Có thể thâm canh được thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo.
  • Do diện tích ít, người trồng rau tập trung đầu tư thâm canh nên năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau mùa mưa còn cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng.

Nhược điểm:

  • Tuy nhiên về mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ở ngoài 1- 2oC làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau.

Nhà lưới kín thông dụng nhất có 2 loại

NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU SẠCH HỞ

  • Là loại “nhà lưới” chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh.
  • Mục đích sử dụng: chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau trồng được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng. Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên.
  • Về khung nhà: được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Một số do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới.
  • Quy mô diện tích từ 500 m2 – 1,0 ha theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2,0 – 2,5 m.

Ưu điểm

  • Do chỉ làm mái che phần trên nên thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá.
  • Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí giá thành nhà lưới thấp hơn khoảng 50% so với nhà lưới kín.

Nhược điểm

  • Không có tác dụng ngăn côn trùng sâu bọ
  • Muốn áp dụng cho quy mô lớn thì cần phải thực hiện nối các nhà lưới hở nhỏ với nhau do độ vững chắc của mô hình không cao.

7 điều bạn cần biết trước khi đầu tư làm nhà lưới trồng rau sạch

Cột nhà lưới

Đối với nhà lưới giá rẻ: Phần cột nhà lưới có thể dùng cọc tre hoặc trụ bê tông để làm cột. Trụ bê tông chắc chắn, cứng cáp tuổi thọ cao tuy nhiên việc thi công khá là khó khăn, Cọc tre thì tuổi thọ thấp, nhưng được cái nhẹ, chi phí thấp, thi công cũng dễ dàng.

Đối với nhà lưới công nghệ cao: Sử dụng thép mạ kẽm có độ bền cao có dạng tròn hoặc hộp độ dày từ 2 ly (mm) trở lên tùy thuộc vào chiều cao nhà, bước gian, chiều rộng nhà.

cột nhà lưới

Trụ móng

Nhà lưới giá rẻ hầu như không làm trụ móng, chỉ đổ bê tông ở dưới để giúp cố định các cọc bê tông.

Đối với Nhà lưới trồng rau sạch Công nghệ cao được đúc bê tông vững chắc cao hơn bề mặt đất 20-30cm để bảo vệ phần chân cột khoảng cách giữa các trụ theo chiều ngang nhà lưới 2-3 m, theo chiều dọc từ 6-10m, chiều cao cột từ 3-4m

Hình ảnh trồng rau tại nhà trong mùa dịch.
Hình ảnh trồng rau tại nhà trong mùa dịch.

Mô hình móng nhà lưới

Khung mái

Đối với nhà lưới giá rẻ thì khung mái cũng là thành phần không quá quan trọng bởi vì phía trên trần của nhà lưới giá rẻ thường được căng bằng dây thép, giúp giảm chi phí và giá thành của nhà lưới.

Đối với nhà lưới công nghệ cao: dạng mái vòm bằng hoặc vòm lệch (mái lệch), giữa 2 phần lệch của 2 khung vòm là cửa thông gió rộng khoảng 40 – 50 cm được chắn bằng lưới chắn côn trùng, giúp giảm diện tích bị nung nóng, phân tầng luồng không khí và điều tiết khí hậu trong môi trường nhà lưới, khoảng cách giữa 2 thanh vòm từ khoảng 2-3m

Mô hình nhà lưới vòm lệch thông thoáng

Lưới trồng cây Lợi Dân
Lưới trồng cây Lợi Dân

 

Kết nối những thanh khung sườn bằng các thanh giằng hoặc co nối phức hợp chữ “Y” hoặc chữ “L” tạo thành một kết cấu chắc chắn có khả năng chịu lực tốt. Song song đó là khả năng lắp ráp 1 cách nhanh chóng và dễ dàng

Cửa

có thể làm cửa trượt hoặc cửa mở bằng khung thép

Đối với hệ thống lưới chắn côn trùng

Toàn bộ phần mái và tường bao xung quanh được làm từ lưới chắn côn trùng. Ở một số vùng có thể dùng màng nhà kính để thay thế

Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn chọn lưới chắn côn trùng cho nhà lưới

Khung nhà có thể liên kết với Lưới chắn côn trùng bằng nẹpzigzag lò xo hoặc dây kẽm để tăng độ chắc chắn cho nhà lưới

zigzag lò xo nẹp nhà lưới
zigzag lò xo nẹp nhà lưới

zigzag lò xo nẹp nhà lưới

Lưới chắn côn trùng làm nhà lưới là loại lưới được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng. Tùy theo mục đích sử dụng có thể chọn lưới truyền thống hoặc lưới UV.

Hướng dẫn thiết kế hệ thống tưới trong nhà lưới

Hiện nay có 2 công nghệ tưới thường được sử dụng trong nhà lưới trồng rau sạch tại Việt Nam

Hệ thống tưới nhỏ giọt:

Là hệ thống cung cấp nước vào vùng gần gốc cây dưới dạng các giọt nước nhỏ chậm để rễ cây dễ dàng hấp thụ.

Ưu điểm

Tiết kiệm nước

Giữ độ ẩm đồng đều trong các tầng đất trồng rau

Phù hợp với nhu cầu của nhiều loại cây trồng

Cấu tạo

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt nhà lưới
Hệ thống tưới nước nhỏ giọt nhà lưới

Hệ thống tưới phun sương trong nhà lưới

Là hệ thống cung cấp nước cho cây bằng cách tạo thành những hạt sương tưới trực tiếp lên cây. Hệ thống này thường được dung cho các loại cây bụi, cây tầm thấp

Ưu điểm

Làm mát lá

Làm mát cho cây

Làm mát nhà trồng

Điều tiết khí hậu bên trong nhà lưới

Cấu tạo

Hệ thống phun sương tưới cây
Hệ thống phun sương tưới cây

 Lưu ý:

Xác định hình thức tưới phù hợp cho đặc điểm cây trồng, nguồn nước, kinh phí đầu tư. Có thể kết hợp nhiều phương pháp tưới khác nhau để trồng các loại cây khác nhau theo từng vụ mùa trong năm.

Cần kết hợp giữa hệ thống tưới và hệ thống bón phân tự động theo nhu cầu dinh dưỡng của cây.

Chi phí tham khảo cho 1000m2 nhà lưới tại thời điểm Tháng 4/2024

Nhà lưới có nhiều cách ứng dụng trong thực tế, bạn có thể bắt gặp nhà lưới trồng rau công nghệ cao với đầy đủ khung mái, trần… và cả hệ thống cảm biến nhiệt độ, độ ẩm. Hoặc bạn cũng có thể bắt gặp nhà lưới trồng rau dạng giá rẻ, hoặc nhà lưới trùm cho vườn táo hay vườn mận. ở đây tôi sẽ giới thiệu chi phí làm nhà lưới trồng táo trước để các bạn có thể tham khảo, lần cập nhật tới tôi sẽ update thêm chi phí làm nhà lưới công nghệ cao.

chi phí làm nhà lưới trùm táo với diện tích 1000m2

Thực tế cho thấy rằng ngoài phần trần mái có diện tích 1000m2, thì chúng ta cũng cần phải phủ xung quanh nhà lưới. Để ví dụ cụ thể cho chi phí làm nhà lưới 1000m2 Lợi Dân sẽ lấy một dự án nhà lưới trồng táo có chiều dài là 100m, chiều rộng là 100m và chiều cao là 2,5m, diện tích lưới cần dùng là:

  • Phần mái, lưu ý là mái bằng: 100m * 10m = 1000m2.
  • Diện tích mặt bên theo chiều dài: 2.5m * 100m = 250m2
  • Diện tích mặt bên theo chiều rộng: 2.5m *10m = 25m2
  • Tổng diện tích phủ lưới: 1000 + (250*2) + (25*2) = 1550 m2

Bảng tính chi phí của nhà lưới 1000m2 nhà lưới trùm táo

  • Tiền lưới trần mái (sử dụng lưới 16 mesh, khổ 2m x 50m, giá 820.000 vnd/100m2):  820.000 * 10 = 8.200.000 VNĐ
  • Tiền lưới 4 mặt bên (sử dụng lưới lưới 20 mesh, khổ 2m x 50m, giá 950.000 vnd/100m2): 950.000 * 6 cuộn = 5.700.000 VNĐ
  • Chi phí cho bộ khung thép dao động từ 12.000.000 vnd đến 15.000.000 vnd (tính trung bình: 13.500.000)
  • Chi phí phí dây cáp, xi măng đúc trụ khoảng 6.500.000 vnd
  • Chi phí cho hệ thống tưới, phân bón khoảng 5.000.000 vnd

=> Vậy tổng chi phí làm nhà lưới 1000m2 ước tính 38.900.000 VNĐ

Lưu ý

Đây là chi phí mang tính chất tham khảo, còn tuỳ vào điều kiện và nhu cầu của quý bà con nữa nên số tiền cuối cùng có thể một một xíu, bà con có thể dựa vào ví mẫu mô hình này để có thể tính ra được các mô hình nhà lưới có diện tích khác nhau.

Tổng kết

Nhu cầu thị trường về tiêu thụ rau sạch càng lớn, càng đòi hỏi người nông dân phải có nhiều kiến thức về trồng rau sạch, và những phương pháp trồng rau sạch tiên tiến nhất. Hi vọng qua bài viết này  Lợi Lợi Dân có thể mang lại cho anh chị nông dân có cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn. Chúc các bạn thành công

Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:

Hiện tại Lợi Lợi Dân đang cung cấp cho thị trường những sản phẩm lưới chắn côn trùng thuộc top đầu trong ngành lưới nhưa Việt Nam. Như lưới chắn côn trùnglưới UV 50mesh, 32 mesh…Chất lượng tốt tuổi thọ cao…Lưới UV Lợi Lợi Dân được bảo hành chính hãng trong thời gian 03 năm. Ngoài ra Lợi Dân còn nhận tư vấn và thi công mô hình nhà lưới công nghệ cao, mô hình nhà lưới giá rẻ theo yêu cầu.

Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phụ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như:

  • Lưới chắn côn trùng, lưới UV, lưới may
  • Lưới bao che trái cây (Táo, Mận, Chanh Dây …)
  • Lưới che nắng Lợi Dân (liên doanh, nhập khẩu)
  • Bạt trải diệt cỏ (màu đen, màu bạc)
  • Chậu nhựa trồng cây (chậu mềm, chậu cứng, chậu lan …)
  • Khay nhựa 12 lỗ, 15 lỗ
  • Dây treo trái cây, Dây giăng giàn
  • Các sản phẩm phụ trợ khác (Ghim, Kẹp, Sàn nhựa, Giấy bẫy …)

Mọi chi tiết Liên hệ: Hotline 028 7108 1616 hoặc Fanpage Sản Phẩm Lợi Dân

1 thoughts on “7 điều bạn cần biết trước khi đầu tư làm nhà lưới trồng rau sạch

  1. Pingback: Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt ngọt (ớt chuông)

Trả lời