Nhà kính là gì ?

Về cơ bản, nhà kính là một môi trường nhân tạo mà ở trong đó cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển cực nhanh với điều kiện lý tưởng nhất. Thiết kế của nhà kính cũng đơn giản, bao gồm khung nhà kính, tấm ni lông, lưới chống công trùng, các thiết bị, máy móc chuyên cho việc trồng trọt… ( nhà lưới cũng được gọi là nhà kính).

Trong nhà kính con người có thể kiểm soát hầu như toàn bộ các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió… Biến nhà kính thành một môi trường nhân tạo có điều kiện lý tưởng giúp cây trồng phát triển với tốt độ cao và hạn chế những rủi ro cho cây trồng.

Ap dụng mô hình nhà kính trong nông nghiệp là trồng trọt với mô hình công nghệ cao.
Ap dụng mô hình nhà kính trong nông nghiệp là trồng trọt với mô hình công nghệ cao.

Khi nào nên áp dụng nhà kính cho cây trồng ?

Hoa màu, cây trái trồng ngoài tự nhiên có hương vị ngon nhất, nhưng khi trồng ngoài tự nhiên không thể tránh khỏi các rủi ro có thể mang lại cho người trồng.

Các yếu tố để bà con quyết định áp dụng mô hình nhà kính.

  • Bà con là người trồng kinh doanh: Nếu bà con không phải trồng hoa màu, cây trái để kinh doanh thì đừng nên áp dụng mô hình này, vì nó sẽ rất lãng phí.
  • Muốn nân cao chất lượng cây trồng: Vì nhà kính là môi trường nhân tạo, tổng hợp được các điều kiện lý tưởng cho cây phát triện mạnh, nhanh và cách ly với khí hậu bên ngoài nên sản phẩn cho ra đạt chất lượng cao.
  • Hạn chế sự thay đổi bất thường của khí hậu: Dù bên ngoài thời tiết, khí hậu có biến đổi thư thế nào thì trong nhà kính các yếu tố vẫn ổn định cho sự phát triển của cây trồng.
  • Giảm rủi ro cho cây trồng: Giảm rủi ro từ môi trường ảnh hưởng tới chất lượng và sự tăng trưởng của cây. Tránh gió lớn làm gãy cành, dập lá, tránh nắng nóng làm héo cây, chết rễ…
  • Mang lại hiệu quả canh tác và nâng cao năng suất:  Điều kiện lý tưởng sẽ mạng lại hiệu quả canh tác cao kèm với đó là tăng cao năng suất của cây trồng.
  • Tăng cao chất lượng sản phẩm:  vì ngăn cách với môi trường bên ngoài nên sâu hại, côn trùng và mầm bệnh không thể tiếp xúc tấn công cây trồng bên trong. Chất lượng sản phẩm sau khi thu hoạch cũng tăng cao, đồng nghĩa với giá trị của sản phẩm trên thị trường cũng tăng cao.
  • Giảm tác động tới môi trường và nâng cao sức khỏe: Cây được trồng trong môi trường riêng nên sâu bệnh và côn trùng không thể tấn công được, bà con nói không với thuốc trừ sâu do đó đảm bảo ko gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của người trồng lẫn người sử dụng khi áp dụng mô hình nhà Kính.
  • Nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường: Vì không sử dụng thuốc trừ sau, thuốc bảo vệ thực vật nên sản phẩm thu hoạch được sẽ đạt tiêu chuẩn sạch về mọi mặt, hơn nữa trái sẽ đẹp hơn nên đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cao hơn.
Các yếu tố quyết định có áp dụng mô hình nhà kính hay không.
Các yếu tố quyết định có áp dụng mô hình nhà kính hay không.

Nhà kính phù hợp để trồng cây gì ?

Những cây phù hợp trồng trong nhà kính thì nhiều vô kể, từ rau củ như xà lách, rau thơm, tía tô, khoai tây, cà rốt…., quả như cà chua, ớt, dưa leo,  bầu, bí…, cây ăn trái như cam, ổi, xòa , mận… đến hoa và cây cảnh như hoa lan, hoa hồng, hoa cúc…..

Những loại cây điển hình trồng trong nhà kính.

Lưu ý: Hình thức trùm kín vườn không có khung cũng là một loại nhà kính.

Cây cam: Được trồng trong nhà kính để tránh gió lớn làm gãy cành, Bướm Đêm làm thúi và rụng trái.

Cây mận Miềng Tây: Cây mận được trùm lưới để chống lại loài Ruồi Vàng đụt trái phá hoại mận, làm trái mận ko Bị rám vỏ, tăng giá trị xuất khẩu.

Chanh dây: Nhà kính trồng chanh dây sử dụng lưới 50 mesh, ngăn con Bọ Trĩ chuyên phá chanh dây.

Dưa lưới: Dưa lưới là loại trái cây khá khó trồng nên cần tạo một môi trường lý tưởng để trồng dưa lưới, mô hình nhà kính đáp ứng đầy đủ yêu cầu của dưa lưới.

Dâu tây: dâu tây được trồng trong nhà kính sẽ cho trái đẹp và chất lượng hơn trồng ngoài tự nhiên.

Cà chua: Cà chua là thức ăn khoái khẩu của Ruồi Vàng và các loại bọ đục trái, nên trồng cà chua trong nhà kính là cách để ngăn sự tấn côn của côn trùng có hại và tăng chất lượng trái thu hoạch.

Dưa chuột: Dưa chuột thường bị các loại bọ phấn, rầy nâu tấn công, trồng trong nhà kính có thể ngăn chặn các loài côn trùng đó tấn công.

Bầu, bí: Bầu bí trồng ngoài tự nhiên thường bị các loại bọ rầy, bọ phấn trắng phá hoại, nên trồng bầu, bí trong nhà kính là phương pháp tối ưu nhất để nâng cao sản lượng.

Xà lách: Là loại rau dễ bị sâu ăn lá tấn công nên càng nhất thiết phải trồng trong nhà lưới, nhà kính.

Rau thơm: nhà kính tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển nhanh chóng của các loại rau thơm.

Hoa lan: Trồng hoa lan trong nhà kính vừa tạo được các điều kiện phù hợp cho cây sinh trưởng, vừa chống được các loài sâu bệnh côn trùng tấn công lan.

Hoa cúc: Hoa cúc là loại dễ trồng, dễ sống nhưng lại yếu ớt trước tự nhiên và sâu bệnh, việc trồng cúc trong nhà kính sẽ bảo vệ toàn diện.

Nhiều loại cây trồng khác.

Các mô hình nhà kính thực tế.
Các mô hình nhà kính thực tế.

Đó là sự lợi hại của nhà kính mà thành phần chính là lưới chống côn trùng, bà con tìm hiểu thêm lợi ích và các loại lưới chống công trùng ở đây nhé.

Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:

Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phụ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như:

Lưới chắn côn trùng, lưới UV, lưới may

Lưới bao che trái cây (Táo, Mận, Chanh Dây …)

Lưới che nắng (liên doanh, nhập khẩu)

Bạt trải diệt cỏ (màu đen, màu bạc)

Chậu nhựa trồng cây (chậu mềm, chậu cứng, chậu lan …)

Khay nhựa 12 lỗ, 15 lỗ

Dây treo trái cây, Dây giăng giàn

Các sản phẩm phụ trợ khác (Ghim, Kẹp, Sàn nhựa, Giấy bẫy …)

Mọi chi tiết Liên hệ: Hotline 028 7108 1616 hoặc Fanpage Sản Phẩm Lợi Dân