Mít là loại cây ăn quả có ở rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Vì quả có mùi thơm và có vị ngọt đậm đà nên được khá nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nhiều người chỉ biết đây là loại cây ăn quả mà không hề biết đến giá trị kinh tế của nó. vậy hãy cùng Lợi Dân tìm hiểu kỹ thuật trồng mít vào chậu nhựa nhé.

1. Cây mít

Cây mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, thuộc họ thực vật  Moraceae (họ Dâu Tằm) và ở Việt Nam được xem là cây ăn quả phổ biến trên khắp cả nước. Tuy nhiên, cây mít không phải loại cây xuất xứ từ nước ta mà quê hương của nó là ở Nam Ấn Độ, nơi nhiệt độ và lượng mưa cũng giống như ở miền Nam Việt Nam. Trồng nhiều mít nhất cũng là các nước Đông Nam Á, Thái Lan, Philip-pines, Ấn Độ, Bănglađét.

2. Kỹ thuật trồng mít vào chậu nhựa

♦ Chọn hạt giống và dụng cụ trồng

  • Giống mít:

Hiện nay giống mít ở trên thị trường rất đa dạng, mỗi giống mít đều có những ưu và nhược điểm riêng. Có thể kể đến một số giống mít phổ biến: Mít Thái, mít Mật, mít Tố Nữ, mít Nghệ, mít không hạt, mít ruột đỏ, mít Viên linh….
Quả mít non - Lợi Dân

Cây mít trĩu quả – Lợi Dân

Ví dụ đối với giống mít Thái có ưu điểm: Thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, phù hợp với nhiều vùng đất khác nhau, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên giống mít này lại không chịu được ngập úng.

Với giống mít nghệ thì có khả năng chịu hạn cao, trái to, múi thơm, ngon, giòn, ngọt, ngoài ra còn dùng lấy gỗ, dễ trồng…

  • Thời vụ trồng:

Thời vụ trồng mít thường vào mùa mưa (tháng 5 – 7 dương lịch ở miền Nam hoặc tháng 3 – 4 ở miền Bắc) thời điểm này cây dễ phát triển, tỉ lệ sống của cây cao.

  • Mật độ trồng:

Đối với cây mít bà con có thể chọn trồng thưa hoặc trồng dày đều được. Đối với trồng thưabà con có thể trồngkhoảng 200 – 210 cây /ha (hàng cách hàng 7m cây cách cây 6m). Còn đối với trồng dày bà con có thể trồng khoảng 290 – 300 cây/ha (Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m). Đối với phương pháp trồng dày bà con cần phải thường xuyên tỉa cành, tạo tán để đảm bảo vườn thông thoáng từ đó tăng năng suất vườn mít.

♦ Kỹ thuật trồng mít vào chậu nhựa.

  • Chọn chậu trồng mít.

Chậu nhựa trồng mít thường có kích thước:

G7.28-Đen-6 lỗ-160x280x140

G9.3-Đen-6 lỗ-200x300x150

Chậu nhựa trồng cây - Lợi Dân

Chậu nhựa trồng cây – Lợi Dân

 

Xem thêm : Chậu nhựa trồng cây các loại

Khi trồng, Bạn tháo bầu cây, đặt cây con vào giữa chậu, đắp đất xong thì hơi nhẹ tay kéo cây con lên một chút. Trồng Mít xong phải tưới nước, cắm cành chống đổ, tủ gốc bằng rơm để giữ độ ẩm cho đất.

Sau khi trồng, Bạn cần chú ý thường xuyên tưới nước cho cây, thời gian đầu tưới 2 – 3 ngày/lần, sau giảm dần 4 – 5 ngày/lần. Hàng năm, tiến hành bón bằng phân hữu cơ, phân trùn quế, phân bò, phân dê…

Mít thái cho thu hoạch sớm và cho quả nhiều, nhưng để bảo vệ cây và năng suất quả cần tỉa bỏ chỉ để 1 trái cho cây không mất sức và cho trái to, sau khi thu hoạch trái xong cây lại tiếp tục ra hoa và đậu trái, bạn lại tỉa bỏ và chỉ chừa một đến hai trái.

Cây mít trĩu quả - Lợi Dân

Cây mít trĩu quả – Lợi Dân

Năm thứ hai và các năm tiếp theo bạn cũng nên tiến hành cắt tỉa và để nhiều quả hơn.

♦ Sâu bệnh hại cây mít và cách phòng trừ 

– Bệnh thối gốc, chảy nhựa: Bệnh hình thành do có nhiều sâu hại cây.  Biểu hiện của bệnh:  là cây xuất hiện nhiều vết loét, từ thân cây chảy ra các nhựa vàng làm gốc bị thối. Lá cây bị vàng, rụng và cây nhanh chết.

Bệnh thối gốc và thân ở cây mít và cây sầu riêng

→ Cách phòng trừ là không trồng cây trên vùng đất quá ẩm, cây không được để ngập úng, dùng Ridomyl để phun cho cây.

– Ruồi đục quả và bệnh thối quả: Bệnh thường xảy ra khi cây trong giai đoạn nuôi lớn quả.  Biểu hiện là trên quả xuất hiện những đốm màu nâu, nhựa chảy từ quả ra, chỗ quả bị hại nhũn.

→ Phòng trừ bằng cách tiêu hủy những trái bệnh và bị ruồi hại đồng thời phun bả Protein. Cách phun bả: phun thành đốm nhỏ trên các tán cây, không phun trực tiếp lên quả, thời gian phun vào khoảng 9h sáng là thích hợp. 

– Sâu đục thân, sâu đục cành: Sâu xuất hiện ở giai đoạn khi cây ra lá non, sâu hại thân cây và cành.

→ Nếu hiện tượng quá nhiều sâu cần kịp thời xịt thuốc Cyperan 5 EC, 10 EC ngay cho cây, nếu để lâu cây có thể bị chết.
– Sâu đục trái mít: Làm quả bị hư hỏng và bị rụng sớm, phòng sâu đục trái bằng cách bao quả vào thời kỳ trái rụng sinh lý.

– Rầy, rệp hại mít: Rầy, rệp hút nhựa trên các lá non làm lá bị quoăn, cây chậm lớn, làm hỏng hình dạng trái.

→ Phòng trừ bằng cách dùng Bassan 50 EC để phun cho cây đồng thời tiêu hủy các bộ phận trên cây đã bị hại.

3. Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:

Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Hiện tại, Giỏ sản phẩm Lợi Dân bao gồm:

Trả lời