Hành lá là một trong những cây gia vị quen thuộc trong hầu hết bữa ăn trong gia đình. Hành là cây thân thảo, sống lâu năm, có lá rỗng màu xanh. Hành có mùi thơm dịu. Ngoài làm gia vị, hành còn có khá nhiều công dụng như trị ho, trừ đờm, lợi tiểu, sát trùng…

Kỹ thuật trồng hành trong chậu

Kỹ thuật trồng hành trong chậu được áp dụng nhiều trong thời điểm mà quỹ đất đang không còn nhiều như hiện tại. Đây là một trong những phương pháp được áp dụng rất nhiều bởi sự tiện lợi, dễ làm cũng như hiệu quả mà nó mang lại là rất cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết sau đây nhé!

1. Chọn giống

Hiện nay Có 2 loại hành thường được trồng phổ biến đó là hành gốc tím và hành gốc trắng (hành hương). Dạng hành gốc tím sẽ được lựa chọn trồng nhiều hơn vì ưu điểm cho năng suất cao hơn, sâu bệnh ít và ít đổ gãy so với loại hành hương. Có nhiều cách gieo trồng hành, chọn giống hành. Cách dễ nhất là bạn có thể mua hành củ (củ hành tím) về ghim trong đất ẩm hoặc sử dụng đầu hành. Đầu hành là đoạn gốc có màu trắng (hoặc tím) của hành lá bạn mua ở ngoài chợ. Lưu ý khi chọn giống tránh chọn những củ mềm và bị dập.

Củ hành Tím
Củ hành Tím
Có thể dùng đầu hành để làm giống
Có thể dùng đầu hành để làm giống

2. Thời vụ

Giống hành lá có thể trồng quanh năm, nhưng nó thích hợp trồng nhất là trong mùa nắng nóng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Thời gian sinh trưởng, phát triển của 2 giống hành là tương tương với nhau từ 40-45 ngày thu hoạch được một vụ. Mùa mưa cũng có thể trồng được hành, tuy nhiên hành yếu và dễ bị sâu bệnh.

3. Kỹ thuật làm đất

Đối với đất trong chậu mọi người nên sử dụng các loại đất ẩm trộn thêm phân hữu cơ hoặc trấu để giúp đất tốt hơn. Nên sử dụng lượng đất vừa phải tốt nhất là cách miệng chậu khoảng 6cm, trước khi trồng bạn nên lấp một lớp phân hữu cơ trên bề mặt để giữ ẩm và tăng chất dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra bạn nên tưới nước trước khi thực hiện thao tác trồng hành vào trong chậu

Cách trộn đất trồng cây
Cách trộn đất trồng cây

.

>>>Xem thêm: cách trộn đất trồng cây. 

Nếu trồng hành ngoài luống, cày xới đất cho tơi xốp, Nên trồng hành trên đất thịt, độ pH trung bình khoảng 5.5 – 6. Làm luống đất cao từ 20 – 30cm rộng 0.9 – 1m2, để đất thoát nước tốt tránh bị ngập úng.

4. Cách gieo

Đối với đầu hành, chúng ta chọn những cây khỏe không bị sứt gốc, hoặc  sử dụng cả bụi hành còn nguyên rễ để trồng xuống, điều này giúp giảm thời gian gieo trồng nhưng năng suất mang lại vẫn đạt mức tối ưu, Tuy nhiên có một vài lưu ý khi các bạn dùng gốc hành để trồng đó là không nên trồng gốc hành xuống quá sâu chỉ cần lấp qua phần rễ là được, thêm vào đó phải tỉa bớt rễ trước khi gieo xuống.

Đối với giống bằng củ, chọn những củ cứng cáp, nguyên vẹn, vùi 1/2 củ (phần gốc) xuống đất. Sau đó để hành mọc lên từ từ.

Vùi nửa củ hành vào chậu
Vùi nửa củ hành vào chậu

5. Mật độ trồng hành

Nếu trồng trong chậu thì tùy theo kích thước chậu mà quyết định số bụi hành

Để cho hành phát triển được tốt nhất khoảng cách giữa các hàng cách hàng khoảng 15 – 20 cm. Khoảng cách từ cây cách cây khoảng 10 – 15 cm. Mỗi hốc, khoảng 2 tép hành. Khoảng cách trồng này còn tuỳ thuộc vào mùa vụ vào trong năm mà bạn muốn khai thác. Mùa nắng các bạn có thể trồng dày hơn so với mùa mưa.

Đối với luống hành, cỏ thể dùng bạt phủ đất chống cỏ để ngăn ngừa cỏ dại cũng như giữ ẩm cho đất

Dùng bạt phủ chống cỏ để che luống trồng hành
Dùng bạt phủ chống cỏ để che luống trồng hành

Nên áp dụng kỹ thuật chuẩn cho năng suất hành tốt nhất

6. Kỹ thuật bón phân cho hành

Lượng phân bón dành cho 1 sào (1000m2): khoảng 2.000kg phân chuồng đã hoai mục hoặc loại phân hữu cơ vi sinh, có thể là tro bếp ủ với nước phân trong chuồng, 24kg đạm urê, thêm 50kg lân super, 10kg kali clorua.

Bón lót: khoảng 1000kg phân chuồng đã hoai mục hoặc loại phân hữu cơ vi sinh, 50kg lân được trộn đều với đất mặt, sau đó trồng cây giống.

Bón thúc:

  • Bón lần 1: sau khoảng thời gian trồng 7 – 10 ngày, các bạn pha loãng 2kg đạm urê để tưới,  nồng độ khoảng 0,5 – 1% (5-10g ure/1l nước).
  • Bón lần 2: sau lần 1 khoảng tầm 10 ngày, pha loãng tầm 2kg đạm urê để có thể tưới nồng độ 0,5 – 1% (5-10g ure/1l nước).
  • Bón lần 3: sau lần 2 khoảng tầm 10 ngày, bón theo rãnh giữa 2 hàng hành đã được trồng urê, phân chuồng, kali.
  • Bón lần 4: sau lần 3 khoảng tầm 10 ngày, pha loãng urê, kali để tưới cho hành.

 

7. Kỹ thuật chăm sóc và tưới nước

  • Làm cỏ: Trong thời điểm cây hành bắt đầu sinh trưởng thông thường sẽ có cỏ mọc lên và ăn đi các chất dinh dưỡng đang cung cấp cho hành, chính vì thế cần làm cỏ bằng tay để giảm thiểu sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với hành, đảm bảo chất lượng cây hành được tốt nhất
  • Tưới nước: Cây hành cực kỳ cần nước trong thời gian quá trình sinh trưởng, cần phải cung cấp đủ nước cho cây khoảng 1 – 2 lần/ngày.

8. Phòng ngừa sâu bệnh hại trong kỹ thuật trồng hành trong chậu

Trồng hành thì mọi người rất sợ bệnh thán thư: Chính vì thế có thể hạn chế bệnh này các bạn cần xử lý giống trước khi thực hiện trồng bằng thuốc Roral, Anvil, Validacin, Ridomyl… Điều này cũng hết sức chú ý khi bạn chọn gốc hành để trồng, phải lựa chọn các gốc khỏe mạnh, kháng sâu bệnh.

Sâu xanh, dòi đục lá thì mọi người có thể sử dụng lưới chắn côn trùng để ngăn chặn côn trùng gây hại

>>> Đọc thêm: 11 loại côn trùng có hại thường gặp trên cây trồng.

9. Kỹ thuật thu hoạch hành lá

Thu hoạch cũng là một kỹ thuật trồng hành lá trong chậu đáng chú ý. Tùy thuộc vào giá cả và các yêu cầu từ người mua, khi hành trồng được 45-60 ngày là các bạn có thể thu hoạch. Trước khi thực hiện thu hoạch từ 10-15 ngày bà con nên nhớ ngừng việc bón phân hoặc các loại thuốc bảo vệ thực vật tránh cho việc tồn dư thuốc trên hành lá đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. 

Thời gian để thu hoạch tốt nhất chính là vào buổi chiều, ngay sau khi thu hoạch cần rửa sạch bằng nước sạch, để hành khô ráo rồi sau đố đóng gói và mang đi tiêu thụ.

Thu hoạch đúng thời điểm và bảo quản đúng quy cách

Trên đây là những kinh nghiệm và kỹ thuật trồng hành trong chậu được chúng tôi tổng hợp khá đầy đủ. Hy vọng mọi người có thể đón nhận, tiếp thu và thực hiện theo, nếu đúng kỹ thuật thì có lẽ bạn sẽ có được một vụ hành bội thu đấy.

Có thể bạn chưa biết: Tổng hợp các cách trồng hành tại nhà vừa ăn vừa bán