GIỚI THIỆU CHUNG

Đặc điểm của cây cau

Cây cau là cây thân cột, cao đến gần 20m, có nhiều đốt do sự phát triển và rụng của bẹ lá. Cau được trồng làm cảnh và lấy quả, phổ biến ở nhiều nơi. Lá cau dài, đơn, với phần mo cong bao quanh thân và lá gấp nếp theo chiều dọc.

Hoa cau mọc ở nách lá, buồng hoa nhỏ, màu trắng; hoa đực tự rụng sau một thời gian, hoa cái thụ phấn phát triển thành trái cau. Trái cau sống có màu xanh, khi chín có màu xanh ngả vàng (cau thường) hoặc đỏ (cau kiểng).

Ý nghĩa và công dụng của cau

Tạo cảnh quan và bóng mát: Cây cau có dáng cao thanh thoát, tán lá rộng xanh mát, thường được trồng làm cảnh quan cho sân vườn, công viên, trường học, và khu đô thị. Cau ta còn được trồng dọc lối đi, cổng vào nhà để tạo không gian thoáng đãng, mát mẻ và mang ý nghĩa phong thủy tốt lành

Công cụ trong ẩm thực: Quả cau là nguyên liệu quan trọng trong tục ăn trầu của người Việt và một số nước Đông Nam Á, kết hợp với lá trầu và vôi tạo nên hương vị đặc trưng và ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Quả cau thường được dùng trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi, và giỗ chạp để thể hiện lòng thành kính và sự hiếu khách của gia chủ.

Ứng dụng trong xây dựng và nông nghiệp: Thân cây cau cứng và bền, thường được dùng làm ống dẫn nước. Ruột cây cau có khả năng giữ ẩm tốt, được trộn vào đất trồng cây, đặc biệt là cho hoa lan, giúp đất tơi xốp, thoáng khí và giữ ẩm hiệu quả.

Giá trị trong y học cổ truyền: Theo y học cổ truyền, quả cau có vị cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm đau, và thường được dùng chữa đau răng, ho, tiêu chảy. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng và tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

KĨ THUẬT TRỒNG CÂY CAU

Giống

  • Chọn giống:

Lựa chọn giống cau phụ hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của từng vùng. Chú ý chọn giống cho quả đạt chất lượng tốt, màu sắt đẹp và kích thước hợp lí

Những giống cau say quả ở phổ biến như Cau Tứ Quý, Cau Lùn, Cao Đỏ (Cau Tiểu Trâm), Cao Hương (Cau Đài Loan), Cau Ta truyền thống,…

  • Cách ươm giống:

Với buồng cao giống, bà con nên lựa trái cau vào thời điểm trái đã chín. Sau đó đem cau gieo ở những nơi thoáng mát và có độ ẩm cao trong khoảng 20 ngày đến 40 ngày.

Khi thấy trái cau đã nảy mầm bà con có thể tiến hành đem túi bầu đã chuẩn bị trước đó và đợi đến khi cây cau con lên chồi cao khoảng chừng 2- 3 lá thì bà con có thể tiến hành đem trồng vào hố.

Thời vụ trồng cây cau

Thời điểm thích hợp để trồng cau lấy quả là tháng 3-4 và tháng 8-10 hằng năm.

Lưu ý: Khi trồng trên đất hay trong chậu cần chú ý bón phân lót trước khi trồng và trồng, lấp đất ở gốc không quá sâu đễ tránh cây bị nghẹn sinh trưởng và ra nhánh kém, trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm và làm chặt gốc cho cây khỏi bị đổ.

Khoảng cách và mật độ

Cây cau là loại cây to, sống độc lập và cao khá đều nhau nên thông thường khoảng cách giữa hai cây khoảng 1.5 – 2m.

Tuổi thọ của cây cau quá lâu lên đến 40 năm nên rất nhiều người tận dụng khoảng cách giữa hai cây đề trồng những cây ngắn ngày giúp bà con gia tăng thu nhập.

Chuẩn bị đất trồng

  • Đất

Yêu cầu về đất: Đất thịt, đất sét, đất tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt, độ pH từ 5-7.

Cách xử lý đất: Cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại, rải vôi để diệt trừ mầm bệnh.

  • Đào hố trồng

Cần phải đào hố lớn, sâu theo dạng hình vuông. Kích thước 50x50x50cm

Muốn cây dễ sinh trưởng và không bị sâu bệnh nhiều thì phải bón lót phân chuồng, phân hữu cơ trước kết hợp với bón vôi xuống hố trước khi trồng cây cau con.

Kĩ thuật trồng

Tiến hành lấy cây con đã ươm thành công đặt xuống hố, lắp đất đến vị trí tầm nữa cây con là được

Sau khi trồng cần tiến hành tưới nước cho cây, như vậy cây mới đủ độ ẩm để phát triển tốt nhất.

Cây cau có thể trồng ở bất cứ vị trí nào, vì vậy cần làm hàng rào cho cây con để tránh gia súc, gia cầm làm hại cây.

Cần trồng cây cau ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Ưu tiền trồng cây vào buổi chiều mát để tránh nắng gắt khi cây mới trồng ở giai đoạn nhạy cảm.

Chọn thời điểm trồng cây vào đầu mùa mưa để cây dễ bén rễ phát triển.

CHĂM SÓC CÂY CAU

  • Bà con cần lưu ý tưới nước và làm cỏ đúng thời điểm để cây con phát triển và ra quả đúng thời vụ, đặt biệt vào mùa nắng nóng
  • Cây cau là loại cây có bộ rễ chùm khá lớn và ưa ẩm, khi mới trồng cần tưới một ngày 2 lần, nếu cây bị thiếu nước thì thân bị teo lại và lá trở trên còi cọc.
  • Bà con cần lưu ý thường xuyên thăm nôm, theo dỗi cây cau để kịp thời ngăn chặn và xử lý sâu bệnh hại cây cau.

PHÂN BÓN

Bón lót

Cần bót lót vào hố trước khi trồng cau để đảm bảo cây con đủ dinh dưỡng để phát triển và ít bị sâu bênh.

Ưu tiên sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ và kết hợp với vôi để tăng độ màu mỡ cho đất.

Bón thúc

Bón thúc 4-5 lần/ năm vào các giai đoạn cây ra lá non, trước khi ra hoa và sau khi đậu quả

Sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, phân rác,..) kết hợp với NPK

Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng của cây mà bà con cần linh hoạt liều lượng phân bón cho hợp lí

SÂU BỆNH

Các loại sâu bệnh thường gặp: Sâu đụt thân, bọ trĩ, rệp sáp, bệnh thối đọt non,…

Cách phòng ngừa: Vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa bỏ lá già, cành khô, phun thuốc phòng bệnh định kỳ.

Cách xử lý: Khi phát hiện sâu bệnh cần phun thuốc đặc trị kịp thời

Lưu ý:

Cau là loại cây ít bị sâu bệnh tuy nhiên bà con không nên chủ quan, cần theo dỗi thường xuyên để có những biện pháp phòng trừ

kịp thời.

THU HOẠCH

Kể từ thời điểm ươm cây giống đến lúc cây bắt đầu ra trái đợi đầu tiên là khoảng 5 năm.

Quá trình thu hoạch cau bà con cần hái những buồng chín trước, quả già không hái, quả non để lại.

Khi hái cần thao tác nhẹ nhàng để tránh làm rụng trái, xước trái, bán sẽ mất giá.

TỔNG KẾT

Cây cau là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh và ít tốn công chăm sóc. Nếu bà con nắm được Kĩ thuật trồng cau lấy quả cơ bản thì tin chắc rằng bà con sẽ trồng được những cây cau xanh tốt, trĩu quả và mang lại giá trị kinh tế cho bà con.